Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 1 Thực hành Tiếng Việt ( trang 24 - 25)

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Từ địa phương "tía" của Nam Bộ có nghĩa toàn dân là gì ?

  • A. Lá tía tô
  • B. Bố
  • C. Màu đỏ
  • D. Quả na

Câu 2: Thế nào là từ ngữ địa phương?

  • A. Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu
  • B. Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương
  • C. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định.
  • D. Là từ ngữ được ít người biết đến

Câu 3: Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào cần tránh sử dụng từ ngữ địa phương?

  • A. Trò chuyện với những người thân trong gia đình.

  • B. Thuyết minh về di tích văn hóa ở địa phương cho khách tham quan.

  • C. Phát biểu ý kiến tại một đại hội của trường.

  • D. Nhắn tin cho một bạn thân.

Câu 4: Cho đoạn văn sau:

“Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.”

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ?

  • A. Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa
  • B. Vì trước Cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thị dân tư sản thời Pháp thuộc gọi mẹ là mợ
  • C. Dùng mẹ vì đó là lời kể của tác giả với đối tượng là độc giả, dùng mợ vì đó là lời đáp của chú bé Hồng khi đối thoại với người cô, giữa họ cùng một tầng lớp xã hội.
  • D. Cả A, B, C là đúng.

Câu 5: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?

  • A. Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện
  • B. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ
  • C. Để tô đậm tính cách nhân vật
  • D. Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.

Câu 6: Các từ in đậm trong đoạn thơ là từ ngữ ở vùng nào là chủ yếu?

Đồng chí mô nhớ nữa,

Kể chuyện Bình - Trị - Thiên,

Cho bầy tui nghe ví,

Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí

- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,

Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.

(Hồng Nguyên)

  • A. Miền Bắc
  • B. Miền Trung
  • C. Miền Nam
  • D. Đây là từ ngữ toàn dân

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm):  Chỉ ra từ ngữ địa phương trong các trường hợp sau đây và cho biết từ toàn dân tương ứng của nó.

   "Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:

- Thì má cứ kêu đi.

Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:

- Vô ăn cơm!

Anh Sáu vẫn ngồi im,giả vờ không nghe, chờ nó gọi Ba vô ăn cơm. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:

- Cơm chín rồi!

Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:

- Con kêu rồi mà người ta không nghe.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)   

Câu 2 (2,5 điểm):  Điểm khác biệt giữa từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là gì? Cho ví dụ


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

C

C

D

D

B

2. Tự luận

Câu 1.

Từ ngữ địa phương là: “ba”. Từ toàn dân tương ứng là: “bố”

Từ ngữ địa phương là: “kêu”. Từ toàn dân tương ứng là: “gọi”

Từ ngữ địa phương là: “chổng”. Từ toàn dân tương ứng là: “trống không”

Câu 2.

- Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được sử dụng phổ biến ở một/một số địa phương nhất định, còn biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được sử dụng phổ biến ở một nhóm đối tượng hay tầng lớp xã hội nào đó.

- Ví dụ: một từ địa phương bất kì A sẽ chỉ được sử dụng ở vùng B trong khi đó một biệt ngữ xã hội C có thể được sử dụng bởi những người thuộc thế hệ X ở bất cứ nơi đâu trên đất nước.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác