Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 5: Chùm ca dao trào phúng

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tệ nạn xã hội nào được phản ánh trong bài ca dao số 1?

  • A. Mê tín dị đoan
  • B. Rượu chè
  • C. Cờ bạc
  • D. Mại dâm

Câu 2: Bài ca dao số 2, tại sao chuột lại phải giỗ cha mèo?

  • A. Vì chuột bị ép
  • B. Vì chuột thích làm thế
  • C. Vì mèo bắt chuột giỗ cha mình
  • D. Ý của chuột là muốn chửi mèo

Câu 3: Bài ca dao số 2 phê phán điều gì?

  • A. Không phê phán điều gì
  • B. Phê phán sự thú vị khi nghe chuyện người khác
  • C. Phê phán những người không có việc gì làm
  • D. Phê phán những người hay nhiều chuyện, thích quan tâm chuyện người khác

Câu 4: Qua những bài ca dao trên em nên bỏ những thói hư, tật xấu nào?

  • A. Tham lam
  • B. Tham lam, mê tín, nhiều chuyện, tự đánh giá cao bản thân
  • C. Mê tín, dị đoan
  • D. Ham mê sắc đẹp

Câu 5: Trong bài ca dao 1 có từ nào được lặp lại 3 lần?

  • A. Con gà
  • B. Đơm 
  • C. Xôi
  • D. Vơi

Câu 6: Con mèo trong bài ca dao 2 ám chỉ những người như thế nào?

  • A. Những người hay đi soi mói, nhiều chuyện, thích đi nghe ngóng chuyện về người khác
  • B. Những người hay hỏi người khác đi đâu
  • C. Những người hay trèo cây cau
  • D. Những người hay hóng hớt

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2điểm): Ở bài ca dao số 3, anh học trò đem bán những thứ gì để có tiền dẫn cưới? Hãy nhận xét về đồ dẫn cưới của anh học trò nghèo.          

Câu 2 (2điểm):  Bài ca dao số 3 lên án hủ tục gì? Cách lên án có tạo ra sự căng thẳng không? Vì sao?              


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

D

D

B

B

A

2. Tự luận

Câu 1.

- Anh học trò bán bể bán sông.

- Đồ dẫn cưới của anh học trò gồm: trăm tám ông sao, trăm tấm lụa đào, mươi cót trầu cau, một trăm con trâu, một nghìn con lợn, tám nghìn bồ câu, tám vạn quan tiền, một chĩnh vàng hoa, mười chum vàng cốm, trăm nong bạc, ba chum mật ong, mười thúng mỡ muỗi, ba nong quýt dầy.

Câu 2.

- Bài ca dao số 3 lên án hủ tục thách cưới.

- Cách lên án phần nào tạo ra sự căng thẳng:

+ “Anh là con trai học trò / Em mà thách cưới thế anh lo thế nào?”: sự phàn nàn.

+ “Em khoe em đẹp như sao / Để anh lận đận ra vào đã lâu”: bày tỏ sự khổ sở vì yêu em

+ “Mẹ em thách cưới cho nhiều / Thử xem anh nghèo có cưới được không?”: chỉ trích sự đòi hỏi cao của mẹ em. Từ “nghèo” thể hiện rõ sự bất lực.

+ Một loạt câu về đồ dẫn cưới cho thấy rằng anh không thể đạt được yêu cầu thách cưới. Ở đây, ta chú ý thấy là mẹ em thách cưới nhiều nhưng anh còn chuẩn bị sính lễ nhiều hơn thế. Ý muốn nói là nhà em thách cưới không hợp tình, hợp lí, đã thế thì anh chỉ cho nhà em những thứ “trên trời” đó thôi.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác