Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 6: Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tại sao các nhân vật trong tác phẩm không có tên mà đều được gọi bằng công việc, nghề nghiệp của họ?

  • A. Vì tác giả muốn truyền tải thông điệp: họ đều là những con người lao động vô danh, thầm lặng nhưng luôn say mê cống hiến cho xã hội, cuộc đời.
  • B. Vì cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật xảy ra quá bất ngờ và thời gian không lâu.
  • C. Vì tác giả không muốn đặt tên cho nhân vật của mình.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 2: Thông qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, tác giả Nguyễn Thành Long muốn ca ngợi điều gì?

  • A. Vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn.
  • B. Vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
  • C. Vẻ đẹp tâm hồn của ông họa sĩ già dành tình yêu và tâm huyết cho nghệ thuật.
  • D. Vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên của cô kĩ sư nông nghiệp.

Câu 3: Nhận định nào không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa?

  • A. Thể hiện vẻ đẹp của người lao động
  • B. Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước
  • C. Thể hiện khát vọng và niềm tin thắng kẻ thù
  • D. Thể hiện ý nghỉa của công việc thầm lặng

Câu 4: Nhan đề tác phẩm sử dụng biện pháp tu từ nào?

  • A. Đảo ngữ.
  • B. Ẩn dụ.
  • C. Hoán dụ.
  • D. Nhân hóa.

Câu 5: Văn bản Lặng lẽ Sa Pa sử dụng phương thức biểu đạt nào dưới đây?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 6: Ngôi kể trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa?

  • A. Bác lái xe
  • B. Người kể giấu mặt
  • C. Ông họa sĩ
  • D. Anh thanh niên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Cho đoạn văn: “Nắng bây giờ cũng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi trên đường cái, luồn cả vào gầm xe.”

Trong đoạn văn trên, cảnh vật thiên nhiên chủ yếu được miêu tả bằng biện pháp tu từ nào? Tác dụng của các biện pháp tu từ đó?

Câu 2 (2 điểm): Cho đoạn văn: “Nắng bây giờ cũng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi trên đường cái, luồn cả vào gầm xe.”

Ông họa sĩ có nói: "Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây". Em hãy cho biết ba nhân vật ấy là những ai? Họ gặp nhau trong hoàn cảnh nào?


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

B

C

A

D

B

2. Tự luận

Câu 1.

Trong đoạn văn trên, cảnh vật thiên nhiên chủ yếu được miêu tả bằng biện pháp tu từ là:

Nhân hoá : những cây thông - rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc , những cây tử kinh - nhô cái đầu màu hoa cà, nhìn bao che; nắng - xua mây.

Ẩn dụ : nắng lan tới, đốt cháy rừng cây, cây tử kinh như thỉnh thoảng nhô cái đầu màu tím hoa cà lên trên màu xanh của rừng.

Liệt kê: -> sự vật hiện lên sinh động , đầy sự sống và đồng thời thu hút, lôi cuốn người đọc.

- Tác dụng:

Làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên Sa pa lặng lẽ, thơ mộng và tràn đầy sức sống.

Tạo nên một đoạn văn đậm chất họa và chất thơ, góp phần làm nổi bật chủ đề của câu chuyện.

Câu 2.

Trong đoạn trích trên, ông họa sĩ có nói: "Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây". Ba nhân vật ấy là: ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.

- Hoàn cảnh gặp nhau là: Trên một chuyến xe khách Hà Nội-Lào Cai, bác lái xe đã giới thiệu với ông họa sĩ, cô kĩ sư về anh thanh niên là công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn và sau đó họ đã có cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị..


Bình luận

Giải bài tập những môn khác