Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 7: Đồng chí, Chính Hữu

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:Đề tài chủ yếu trong thơ của Chính Hữu là gì?

  • A. Người lính và chiến tranh.
  • B. Người lính và thiên nhiên.
  • C. Chiến tranh và hòa bình.
  • D. Chiến tranh và tình dân quân.

Câu 2: Nhà thơ đã vận dụng những thành ngữ tục ngữ nào trong bài thơ Đồng chí?

  • A. Nước mặn đồng chua, lên thác xuống ghềnh.
  • B. Đất cày lên sỏi đá, đồng cam cộng khổ.
  • C. Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá.
  • D. Đất cày lên sỏi đá, môi hở răng lạnh.

Câu 3: Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?

  • A. Đâu bạc răng long
  • B. Đầu súng trăng treo
  • C. Đầu non cuối bể
  • D. Đầu sóng ngọn gió

Câu 4: Đọc đoạn thơ sau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Tình đồng chí được thể hiện rõ nhất trong 3 câu thơ trên là gì?

  • A. Sự cảm thông sâu sắc những tâm tư nỗi lòng của nhau
  • B. Sự hiểu biết sâu sắc về quê hương của nhau
  • C. Sự hiểu biết sâu sắc về gia đình, người thân của nhau
  • D. Sự chia sẻ sâu sắc những khó khăn của cuộc sống chiến đấu

Câu 5: Những đặc điểm của thơ tự do được thể hiện như thế nào trong bài thơ Đồng chí?

  • A. Tự do trong số tiếng trên mỗi dòng thơ và số dòng trong mỗi khổ thơ.
  • B. Cách gieo vần linh hoạt: có đoạn có vần, có đoạn không có vần.
  • C. Nhịp ngắt linh hoạt tùy vào số tiếng trên mỗi dòng thơ và ý thơ.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 6: Hình ảnh đầu súng trăng treo có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Là hình ảnh thực về những đêm hành quân, trăng lơ lửng như treo trên đầu mũi súng người lính.
  • B. Là hình ảnh lãng mạn thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời, bay bổng của những người lính.
  • C. Là hình ảnh trong tưởng tượng của tác giả về ngày đất nước hòa bình.
  • D. A, B đều đúng.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Không chỉ chia sẻ những đau đớn của bệnh tật, là đồng chí của nhau người lính còn chia sẻ với nhau những gì? Tìm hình ảnh thể hiện điều ấy? 

Câu 2 (2 điểm): Ở câu thơ Gian nhà không mặc kệ gió lung lay tác giả dùng từ "mặc kệ", có phải chỉ người lính vô tâm, vô tình với gia đình không? Trình bày suy nghĩ của em?


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

C

A

A

D

D

2. Tự luận

Câu 1.

Không chỉ chia sẻ những đau đớn của bệnh tật, là đồng chí của nhau người lính còn chia sẻ với nhau những vui, buồn, khổ cực, khó khăn. Tình đồng chí là cùng nhau chia sẻ thiếu thốn gian lao trên đường chiến đấu.

 “Áo anh rách vai 

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày”

Đặc biệt hơn nữa là cùng vượt qua những cơn sốt rét rừng:

“Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi”.

Câu 2.

Ở câu thơ “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” tác giả dùng từ "mặc kệ", không phải chỉ người lính vô tâm, vô tình với gia đình mà từ “mặc kệ” đã cho thấy sự quyết tâm ra đi của những người lính; họ gửi lại quê hương, ruộng nương, gian nhà và cả những tình cảm buồn vui của thời thơ ấu cho người thân yêu để lên đường cầm súng đánh giặc cứu nước.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác