Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 8: Thực hiện tiếng Việt trang 66

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:  Thành phần tình thái trong câu sau có thể được thay thế bằng từ nào mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu?

Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

  • A. Chắc chắn.
  • B. Dường như.
  • C. Chắc hẳn.
  • D. Không thể thay thế bằng từ khác.

Câu 2: Câu sau sử dụng thành phần biệt lập nào và tác dụng của nó là gì?

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

(Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

  • A. Câu thơ không sử dụng thành phần biệt lập nào.
  • B. Thành phần tình thái “đứng thẳng hàng” khẳng định dáng vẻ hiên ngang, cứng cỏi, kiên cường của hàng tre giống như con người Việt Nam.
  • C. Thành phần tình thái “ôi” bộc lộ niềm xúc động, tự hào trước hình ảnh hàng tre đứng quanh lăng Bác.
  • D. Thành phần cảm thán “ôi” bộc lộ niềm xúc động, tự hào trước hình ảnh hàng tre đứng quanh lăng Bác.

Câu 3: Các thành phần cảm thán trong đoạn thơ sau có ý nghĩa gì?

Ôi đâu phải qua đêm dài lạnh cóng

Mặt trời lên là hết bóng mù sương!

Ôi đâu phải qua đoạn đường lửa bỏng

Cuộc đời ta bỗng chốc hóa thiên đường.

(Mùa thu tới - Tố Hữu)

  • A. Niềm vui của nhà thơ trong quá trình xây dựng đất nước.
  • B. Sự ngỡ ngàng khi nhận thức được việc xây dựng đất nước là một sự nghiệp gian nan.
  • C. Sự ngạc nhiên trước sự đổi thay của đất nước.
  • D. Khích lệ mọi người ra sức dựng xây đất nước.

Câu 4: Anh quay lại nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

(Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng)

  • A. Khẽ.
  • B. Đến nỗi.
  • C. Có lẽ.
  • D. Vậy thôi.

Câu 5: Thành phần biệt lập của câu là gì?

  • A. Là bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới trong câu.
  • B. Là bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
  • C. Là bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm,… của sự việc được nói tới trong câu.
  • D. Là bộ phận đứng trước các thành phần chính của câu, bổ sung ý nghĩa về mục đích, nguyên nhân,… của sự việc được nói đến trong câu.

Câu 6: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập?

  • A. Có lẽ văn nghệ rất kị “trí thức hóa” nữa. (Nguyễn Đình Thi).
  • B. Ôi những cánh đồng quê chảy máu. (Nguyễn Đình Thi).
  • C. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong truyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. (Lê Minh Khuê).
  • D. Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng. (Bích Khuê).

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy sắp xếp các từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn): chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.

(Chú ý: những từ ngữ thể hiện cùng một mức độ tin cậy thì xếp ngang hàng nhau).

Câu 2 (2 điểm): Chỉ ra và nêu ý nghĩa của thành phần biệt lập trong câu sau

Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. 

(Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng.)


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

D

B

C

B

C

2. Tự luận

Câu 1.

Sắp xếp: dường như, hình như, có vẻ như = có lẽ = chắc là = chắc hẳn , chắc chắn

Câu 2.

Ý nghĩa sự việc qua suy nghĩ của người nói là : Anh Sáu nghĩ rằng con anh sẽ thể hiện tình cảm với mình. Nhận định của người nói được thể hiện qua từ " chắc "  là thành phần tình thái, thể hiện sự phỏng đoán của người kể chuyện với mức độ khá tin cậy. 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác