Đề số 3: Đề kiểm tra toán 8 Kết nối bài 32 Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 3

Câu 1 (6 điểm). Mỗi bạn Hà, Nhung và Thảo tung một đồng xu cân đối và đồng chất 30 lần và ghi lại kết quả trong bảng sau

Người tung

Số lần xuất hiện mặt sấp

Số lần xuất hiện mặt sấp

12

18

Nhung

9

21

Thảo

24

6

Gọi A là biến cố “Xuất hiện mặt sấp”. Tính xác suất thực nghiệm của biến cố A sau 30 lần tung của Nhung.

Câu 2 (4 điểm). Một hộp có 1 quả bóng màu xanh, 1 quả bóng màu đỏ và 1 quả bóng màu vàng; các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Mỗi lần bạn Xuân lấy ngẫu nhiên 1 quả bóng trong hộp, ghi lại màu của quả bóng lấy ra và bỏ lại quả bóng đó vào hộp. Trong 45 lần lấy bóng liên tiếp, quả bóng màu xanh xuất hiện 15 lần, quả bóng màu đỏ xuất hiện 14 lần. Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Quả bóng lấy ra là quả bóng màu vàng” trong trò chơi trên.


Câu 1:

Trong 30 lần tung của Nhung quan sát ta thấy biến cố A xuất hiện 9 lần.

Do đó, xác suất thực nghiệm của biến cố A sau 30 lần tung của Nhung là $\frac{9}{30}$

Câu 2:

Gọi A là biến cố “Quả bóng lấy ra là quả bóng màu vàng”.

Trong 45 lần lấy bóng liên tiếp có 15 lần quả bóng xanh xuất hiện và có 14 lần quả bóng màu đỏ xuất hiện.

Do đó số lần quả bóng lấy ra là quả bóng vàng là 45 – 15 – 14 = 16 (lần)

Như vậy trong 45 lần lấy bóng liên tiếp, bạn Xuân thấy biến cố A xảy ra 16 lần.

Vậy xác suất thực nhiệm của biến cố A là $\frac{16}{45}$


Bình luận

Giải bài tập những môn khác