Đề số 4: Đề kiểm tra toán 8 Kết nối bài 32 Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng

ĐỀ 4

Câu 1 (6 điểm). Gieo xúc xắc 30 lần liên tiếp, có 5 lần xuất hiện mặt 6 chấm. Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 6 chấm”

Câu 2 (4 điểm). Một cửa hàng thống kê số lượng các loại sách giáo khoa bán được trong một năm vừa qua như sau

Loại sách giáo khoa

Toán

Văn

Hoá

Sinh

Anh

Số lượng bán được (quyển)

1324

1223

672

584

327

370

Tính xác suất thực nghiệm của biến cố F: "Sách Toán được bán ra trong năm đó của cửa hàng"


Câu 1: 

Gọi X là biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 6 chấm”.

Trong 30 lần tung ta quan sát thấy biến cố X xảy ra 5 lần.

Do đó, xác suất thực nhiệm của biến cố X là $5:30=\frac{1}{6}$

Câu 2:

Trong một năm của hàng bán được tổng số lượng SGK là: 1324 + 1223 + 672 + 584 + 327 + 370 = 4500

Ta quan sát thấy trong một năm biến cố F xuất hiện 1324 lần.

Do đó xác suất thực nghiệm của biến cố F là $1324:4500=\frac{331}{1125}$


Bình luận

Giải bài tập những môn khác