Đề số 2: Đề kiểm tra Sinh học 11 Kết nối bài 27 Sinh sản ở động vật

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các hormone ở tuyến nào tiết ra đi theo đường máu đến tinh hoàn kích thích sinh sản tinh trùng?

  • A. Thần kinh
  • B. Nội tiết
  • C. Tiêu hóa
  • D. Sinh sản

Câu 2: Điều nào sau đây gây ảnh hưởng đến quá trình sinh sản ở động vật và con người?

  • A. Căng thẳng thần kinh, tâm lý bất ổn
  • B. Sự hiện diện và mùi của con đực tác động lên hệ thần kinh và tuyến nội tiết
  • C. Thức ăn, môi trường độc hại
  • D. Cả A, B và C

Câu 3: Các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật?

  • A. Đẻ trứng, đẻ bào tử
  • B. Đẻ thai, đẻ con
  • C. Đẻ trứng, đẻ trứng thai, đẻ con
  • D. Đẻ trứng thai, đẻ bào tử

Câu 4: Điều nào không đúng khi nói về thụ tinh ở động vật?

  •  A. Tự thụ tinh là sự kết hợp của hai loại giao tử đực và cái cùng được phát sinh từ một cơ thể lưỡng tính
  • B. Một số động vật lưỡng tính vẫn diễn ra sự thụ tính chéo.
  • C. Thụ tinh chéo là sự kết hợp của hai giao tử đực và cái được phát sinh từ hai cơ thể khác nhau.
  • D. Các động vật lưỡng tính chỉ có hình thức tự thụ tính.

Câu 5: Thai sinh là hiện tượng.

  • A. phôi phát triển trong cơ thể mẹ và được nuôi dưỡng qua nhau thai.
  • B. phôi phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng của noãn hoàng
  • C. phôi phát triển trong trứng và được mẹ ấp.
  • D. phôi phát triển trong cơ thể mẹ không qua thụ tinh.

Câu 6: Hạn chế của sinh sản vô tính là? 

  • A. tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng khác nhau trước điều kiện môi trường thay đổi. 
  • B. tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi trường thay đổi. 
  • C. tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi. 
  • D. tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện môi trường thay đổi.

Câu 7: Tự thụ phấn là sự

  • A. thụ phấn của hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài
  • B. thụ phấn của hạt phấn của cây này với cây khác loài
  • C. thụ phấn của hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây
  • D. kết hợp của tinh tử của cây này với trứng của cây khác

Câu 8: Vì sao sinh sản theo kiểu giao phối tiến hóa hơn sinh sản vô tính? 

  • A. Vì thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường. 
  • B. Vì thế hệ sau có sự đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng loạt với sự thay đổi của môi trường. 
  • C. Vì thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm giảm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có hại và tăng cường khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường. 
  • D. Vì thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có lợi thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

Câu 9: Biện pháp tránh thai nào có thể bảo vệ khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục? 

  • A. Bao cao su 
  • B. Thuốc tránh thai 
  • C. cấy ghép hormone 
  • D. Thắt ống dẫn tinh

Câu 10: Tại sao khi gà trống bị cắt bỏ tinh hoàn lại phát triển không bình thường, mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy, mất bản năng sinh dục, béo lên? 

  • A. Vì không còn hoocmôn nào nên không hình thành được đặc điểm sinh dục thứ cấp 
  • B. Vì không còn hoocmôn testostêrôn nên không hình thành được đặc điểm sinh dục thứ cấp 
  • C. Vì không còn hoocmôn ơstrôgen nên không hình thành được đặc điểm sinh dục thứ cấp 
  • D. Vì không còn hoocmôn prôgestêrôn nên không hình thành được đặc điểm sinh dục thứ cấp

 


GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

D

C

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

C

C

A


Bình luận

Giải bài tập những môn khác